• Home
  • Thế giới Ô tô
  • Top 9 Hư Hỏng Của Hệ Thống Phanh Ô Tô Thường Gặp Nhất Và Cách Xử Lý
Top 9 Hư Hỏng Của Hệ Thống Phanh Ô Tô Thường Gặp Nhất Và Cách Xử Lý
By Huỳnh Mỹ Hiền profile image Huỳnh Mỹ Hiền
10 min read

Top 9 Hư Hỏng Của Hệ Thống Phanh Ô Tô Thường Gặp Nhất Và Cách Xử Lý

Bạn có xe ô tô nhưng ít sử dụng? Hãy cân nhắc bỏ xe vào thuê xe tự lái BonbonCar để kiếm thêm thu nhập thụ động mà không phải lo lắng về bảo trì hay chỗ đậu xe. Trong khi đó, nếu bạn là tài xế hoặc đang sở hữu xe, việc nắm rõ 9 hư hỏng của hệ thống phanh ô tô thường gặp nhất là điều cần thiết để đảm bảo an toàn trên mọi cung đường. Hệ thống phanh là “lá chắn” bảo vệ bạn trước những tình huống bất ngờ, nhưng khi gặp vấn đề, nó có thể trở thành mối nguy lớn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các hư hỏng của hệ thống phanh ô tô, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả, giúp bạn tự tin hơn khi cầm lái.

Ký gửi xe Bonboncar - Thuê xe tự lái, thoải mái bon bon
Ký gửi xe - Nền tảng thuê xe tự lái 24/7, trải nghiệm công nghệ chỉ từ 400K với gói thuê theo 4h, 8h, 12h, 24h. Thủ tục đơn giản, xe chất lượng.

1. Tại Sao Hệ Thống Phanh Ô Tô Quan Trọng?

Hệ thống phanh ô tô là một trong những bộ phận an toàn quan trọng nhất, có nhiệm vụ giảm tốc độ hoặc dừng xe khi cần thiết. Dù là phanh đĩa hay phanh tang trống, hệ thống này hoạt động dựa trên ma sát giữa má phanh và đĩa/tang trống để kiểm soát chuyển động. Tuy nhiên, do phải chịu áp lực lớn từ lực ma sát, nhiệt độ cao và môi trường khắc nghiệt, các hư hỏng của hệ thống phanh ô tô xảy ra khá phổ biến.

Khi phanh gặp vấn đề mà không được phát hiện và sửa chữa kịp thời, nguy cơ tai nạn giao thông sẽ tăng cao. Vì vậy, việc hiểu rõ các dấu hiệu hư hỏng và cách bảo dưỡng phanh ô tô là điều mà mọi tài xế cần lưu tâm. Nếu bạn không thường xuyên dùng xe, tham gia BonbonCar là cách để chiếc xe được vận hành đều đặn, giảm nguy cơ hư hỏng do để lâu.

2. Top 9 Hư Hỏng Của Hệ Thống Phanh Ô Tô Thường Gặp Nhất

Dựa trên kinh nghiệm thực tế và thông tin từ các chuyên gia, dưới đây là 9 hư hỏng của hệ thống phanh ô tô thường gặp cùng nguyên nhân và cách xử lý.

2.1. Hành trình bàn đạp phanh thiếu và phanh bị hụt

Khi chúng ta đạp phanh và cảm thấy hành trình của việc đạp phanh dài hơn bình thường, cố gắng nhấn mạnh bàn đạp phanh nhưng hiệu quả phanh thấp, thì hư hỏng của hệ thống phanh trong trường hợp này có thể là do:

  • Dầu phanh bị hao hụt ( bị rò rỉ, hở trên đường ống dầu phanh).
  • Má phanh bị mòn nhiều theo thời gian sử dụng.
  • Má phanh bị kẹt, bó cứng.
  • Do hệ thống phanh có khí bên trong (cần được xả air).
  • Xy-lanh phanh chính của hệ thống bị hư hỏng.
  • Hư hỏng bầu trợ lực phanh.
  • Cũng có thể do má phanh bị lỏng .

2.2. Hệ Thống Phanh Phát Ra Tiếng Kêu

Hệ thống phanh phát ra tiếng kêu có khá nhiều nguyên nhân! Nếu trước đó xe bạn chạy dưới trời mưa thì có thể phanh bị đọng nước (dễ nhận biết cho mọi chủ xe). Nhưng nếu không phải nguyên nhân trên, mà là do bạn lâu ngày chưa bảo dưỡng hệ thống phanh, thì chúng có thể gặp những trường hợp sau:

  • Do má phanh bị mòn hoặc bị hỏng(nên thay má phanh).
  • Má phanh bị bẩn.
  • Đĩa phanh bị chạm vào giá đỡ.
  • Cũng có thể là do mâm phanh bị lỏng.
Cơ cấu phanh bị bó

2.3. Cơ Cấu Phanh Bị Bó Cứng

Cơ cấu phanh bị bó, cứng lại một chỗ, nếu nặng sẽ kiến cho xe không thể di chuyển được, hoặc làm cho chúng ta không thể phanh được, thì nguyên nhân hư hỏng của hệ thống phanh trong trường hợp này được xác định là:

  • Lỗ dầu ở xy-lanh chính bị tắc nghẽn (Bạn cần kiểm tra các xy-lanh chính và điều chỉnh cần đẩy xy-lanh chính).
  • Do van chân không bị vênh.
  • Kiểm tra các xy-lanh chính.
  • Điều chỉnh cần đẩy xy-lanh chính.

2.4. Hành trình tự do của bàn đạp phanh lớn

Hành trình tự do của bàn đạp phanh lớn

Giống với trường hợp 1 đã nêu ở trên, hư hỏng của hệ thống phanh khi hành trình tự do của bàn đạp phanh lớn, làm cho chúng ta khó khăn hơn trong việc thực hiện thao tác phanh. Nguyên nhân của trường hợp này là do:

  • Đường ống dầu có không khí dẫn đến không đủ lực phanh.
  • Thiếu dầu phanh.
  • Má phanh bị mòn nhiều.
  • Piston và cuppen xy-lanh chính mòn.
  • Piston và cuppen xy-lanh bánh mòn.
  • Bàn đạp điều chỉnh phanh sai.

2.5. Đèn cảnh báo phanh tay sáng

Đèn cảnh báo phanh tay sáng

Nếu đèn cảnh báo phanh tay luôn bật sáng, thì có thể bạn đã quên trả phanh tay (đây là cơ chế cảnh báo an toàn cho người dùng). Tuy nhiên, nếu bạn đã trả phanh tay mà đèn vẫn tiếp tục báo sáng, thì đây chắc chắn là lỗi hư hỏng của hệ thống phanh, nguyên nhân là do:

  • Mức dầu phanh xuống thấp.
  • Áp suất thủy lực bị mất một bên.

2.6. Xe bị giựt, khựng lại khi đạp phanh

Nếu các bạn là người mới lái ô tô có hệ thống điều khiển phanh ABS, thì cảm giác rung và giựt nhẹ có thể là do ABS (đây không phải là lỗi, mà do hệ thống điều khiển ABS hoạt động như vậy khi phanh). Còn khi bạn thực hiện thao tác phanh, mà cảm nhận được xe bị giựt hoặc khựng lại đột ngột, thấy rung xe mạnh, thì lỗi này có thể là do:

  • Trống phanh hay đĩa phanh bị hở hoặc bị móp, méo.
  • Lò xo hồi vị bị hư hỏng.
  • Trống phanh hay đĩa phanh mòn không đều.
  • Do màng ngăn bị hỏng.
Xe bị giựt, khựng lại khi đạp phanh

2.7. Hư hỏng của hệ thống phanh khiến chúng không làm việc hoặc nặng

Bàn đạp phanh rất nặng hoặc không thể phanh là những dấu hiệu của việc đã lâu xe không được bảo dưỡng hệ thống phanh, các chi tiết đã bị hư hỏng hoặc thậm chí bị gỉ sét/ mối mọt ở các điểm như sau:

  • Bầu hơi trợ lực bị hư hỏng.
  • Đường ống chân không bị hở hay bị tắc.
  • Màng chân không bị hư hỏng.

2.8. Hiện tượng phanh bị nhao về một phía

Các bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng nếu khi xảy ra hư hỏng của hệ thống phanh với hiện tượng nhao về 1 phía. Chúng ta có thể kiểm tra và xác định các lỗi như sau:

  • Bề mặt má phanh bị dính dầu mỡ hay nước trong quá trình hoạt động.
  • Do áp xuất lốp của các bánh xe không được đều.
  • Do bulong của lốp xe không được bắt chặt.
  • Trống phanh bị móp méo cơ học.
  • Ổ bi đỡ bị lỏng.

2.9. Hư hỏng của hệ thống phanh làm đèn cảnh báo ABS báo sáng

Hư hỏng của hệ thống phanh làm đèn cảnh báo ABS báo sáng

Bảng taplo hiển thị đèn cảnh báo ABS là một trong những lỗi xảy ra thường xuyên và tất cả các dòng xe ô tô ngày nay có sử dụng ABS đều gặp phải. Chúng có 5 nguyên nhân chính, được xác định như sau:

  • Lỗi cầu chì của hệ thống điều khiển ABS.
  • Lỗi do cảm biến tốc độ bánh xe bị hư hỏng hoặc rơ lỏng/ rỉ sét.
  • Hư hỏng ở bộ phận rotor cảm biến ABS.
  • Hỏng hộp ECU điều khiển ABS.
  • Bộ chấp hành thủy lực của hệ thống ABS gặp vấn đề.

3. Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng Hệ Thống Phanh Ô Tô

Hiểu được hư hỏng của hệ thống phanh ô tô là chưa đủ, bạn cần nắm rõ nguyên nhân để phòng tránh:

  • Sử dụng không đúng cách: Phanh gấp liên tục hoặc đạp phanh quá mạnh gây mòn nhanh.
  • Thiếu bảo dưỡng: Không thay dầu phanh, không vệ sinh má phanh định kỳ.
  • Điều kiện môi trường: Đường ẩm ướt, bụi bẩn làm rỉ sét hoặc kẹt phanh.
  • Chất lượng linh kiện kém: Sử dụng má phanh, đĩa phanh giả làm giảm hiệu suất.

4. Cách Phòng Ngừa Hư Hỏng Hệ Thống Phanh Ô Tô

Để hạn chế hư hỏng của hệ thống phanh ô tô, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Bảo dưỡng định kỳ: Kiểm tra phanh mỗi 10.000-15.000 km hoặc 6 tháng/lần.
  • Thay dầu phanh đúng hạn: Thông thường sau 2-3 năm hoặc 40.000 km.
  • Lái xe đúng kỹ thuật: Tránh phanh gấp không cần thiết, sử dụng số thấp khi xuống dốc.
  • Sử dụng linh kiện chính hãng: Chọn má phanh, đĩa phanh từ các thương hiệu uy tín.

Nếu xe của bạn ít được sử dụng, việc tham gia thuê xe tự lái BonbonCar sẽ giúp xe vận hành thường xuyên, giảm nguy cơ hư hỏng do để lâu không dùng.

5. Khi Nào Cần Mang Xe Đến Gara?

Dù bạn có thể tự kiểm tra một số lỗi cơ bản, các hư hỏng của hệ thống phanh ô tô phức tạp như lỗi ECU, bơm thủy lực ABS hoặc rò rỉ dầu nghiêm trọng cần được xử lý tại gara chuyên nghiệp. Dấu hiệu cần mang xe đi sửa ngay:

  • Đèn ABS sáng liên tục.
  • Phanh không ăn dù đã đạp mạnh.
  • Xuất hiện tiếng kêu lớn hoặc rung bất thường khi phanh.

Chi phí sửa chữa phanh dao động từ 300.000 đến 2.000.000 đồng, tùy mức độ hư hỏng và loại xe.

Kết Bài: Đừng Chủ Quan Với Hư Hỏng Của Hệ Thống Phanh Ô Tô

Hiểu rõ những hư hỏng của hệ thống phanh ô tô thường gặp nhất cùng cách xử lý là chìa khóa để bạn lái xe an toàn và bảo vệ chiếc xe của mình. Đừng để những lỗi nhỏ như tiếng kêu hay đèn ABS sáng trở thành mối nguy lớn trên đường. Và nếu bạn có xe ô tô ít sử dụng, hãy bỏ xe vào thuê xe tự lái BonbonCar để vừa kiếm thêm thu nhập, vừa giữ xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Lợi ích khi tham gia BonbonCar rõ ràng: tiết kiệm chi phí bảo trì, tăng hiệu quả sử dụng xe và góp phần xây dựng giao thông bền vững. Hãy hành động ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội!

Ký gửi xe Bonboncar - Thuê xe tự lái, thoải mái bon bon
Ký gửi xe - Nền tảng thuê xe tự lái 24/7, trải nghiệm công nghệ chỉ từ 400K với gói thuê theo 4h, 8h, 12h, 24h. Thủ tục đơn giản, xe chất lượng.
By Huỳnh Mỹ Hiền profile image Huỳnh Mỹ Hiền
Updated on
Thế giới Ô tô