Tổng Hợp Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam Kèm Ý Nghĩa Từng Loại Cập Nhật Mới Nhất 2025
By Huỳnh Mỹ Hiền profile image Huỳnh Mỹ Hiền
23 min read

Tổng Hợp Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam Kèm Ý Nghĩa Từng Loại Cập Nhật Mới Nhất 2025

Thuê xe tự lái BonbonCar 2025 là lựa chọn lý tưởng để bạn tự tin khám phá mọi cung đường Việt Nam, đặc biệt khi cần nắm vững các biển báo giao thông đường bộ Việt Nam để lái xe an toàn và đúng luật. Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, giúp tài xế nhận biết và điều chỉnh hành vi phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp biển báo giao thông đường bộ Việt Nam kèm ý nghĩa từng loại biển báo cập nhật mới nhất 2025, bao gồm các nhóm biển báo chính, đặc điểm nhận diện, và kinh nghiệm lái xe hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu để chuẩn bị cho hành trình suôn sẻ với thuê xe tự lái BonbonCar 2025!

Tìm xe - Thuê xe tự lái, thoải mái bon bon
Tìm xe - Nền tảng thuê xe tự lái 24/7, trải nghiệm công nghệ chỉ từ 400K với gói thuê theo 4h, 8h, 12h, 24h. Thủ tục đơn giản, xe chất lượng.

1. Tổng Quan Về Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

Biển báo giao thông đường bộ Việt Nam là hệ thống các biển báo được thiết kế theo chuẩn quốc tế, quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH12. Chúng cung cấp thông tin cần thiết để hướng dẫn, cảnh báo, hoặc ra lệnh cho người tham gia giao thông, từ tài xế ô tô, xe máy đến người đi bộ. Việc nắm rõ biển báo giao thông đường bộ Việt Nam giúp giảm thiểu tai nạn, tránh vi phạm luật, và đảm bảo lưu thông thuận lợi.

Theo QCVN 41:2019/BGTVT, hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam được chia thành 6 nhóm chính và 2 nhóm bổ sung:

  1. Biển báo cấm
  2. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
  3. Biển báo hiệu lệnh
  4. Biển báo chỉ dẫn
  5. Biển báo phụ
  6. Vạch kẻ đường
  7. Biển báo trên đường cao tốc (nhóm bổ sung)
  8. Biển báo hiệp định GMS (nhóm bổ sung)

Mỗi nhóm biển báo có đặc điểm, màu sắc, và ý nghĩa riêng, được thiết kế để dễ nhận biết ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thời tiết xấu. Khi sử dụng thuê xe tự lái BonbonCar 2025, việc hiểu rõ các biển báo này sẽ giúp bạn lái xe tự tin hơn, đặc biệt trên các tuyến quốc lộ hoặc đường cao tốc.

2. Các Nhóm Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam Và Ý Nghĩa

Biển báo cấm

Biển báo cấm biểu thị những điều cầm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Đặc điểm của biển báo cấm: Biển cấm hình tròn, nền trắng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có 1 số biển cấm đặc biệt như:

  • Biển Cấm đi ngược chiều và Dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
  • Biển Cấm dừng và đỗ xeCấm đỗ xe, Cấm đỗ xe ngày lẻ, Cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng.
  • Biển Hết cấm vượt, Hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết tất cả các lệnh cấm: nền trắng, viền xanh, hình bên trong màu đen.

Biển báo cấm có tất cả 40 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 101 đến 140 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

Nhóm biển báo cấm giao thông đường bộ

Biển báo Đường cấm P.101

Biển báo Đường cấm: Cấm các loại phương tiện di chuyển cả 2 hướng (ngoại trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Đường cấm P.101

Biển báo Cấm đi ngược chiều P.102

Biển báo Cấm đi ngược chiều: Cấm các loại phương tiện đi vào chiều đặt biển (ngoại trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Cấm đi ngược chiều P.102

Biển báo Cấm xe ô tô P.103

Biển báo Cấm xe ô tô: Cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo Cấm xe ô tô rẽ phải P.103b: Cấm các loại xe cơ giới rẽ phải, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo Cấm xe ô tô rẽ trái P.103c: Cấm các loại xe cơ giới rẽ trái, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo Cấm xe ô tô

Biển báo Cấm xe máy P.104

Biển báo Cấm xe máy: Cấm các loại xe máy đi vào (ngoại trừ xe máy được ưu tiên theo quy định). Biển không áp dụng với người dắt xe máy.

Biển báo Cấm xe máy

Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy P.105

Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy: Cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi vào, ngoại trừ xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy

Biển báo Cấm xe tải P.106

Biển báo Cấm xe tải: Cấm xe tải, xe máy kéo, các xe máy chuyên dùng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Cấm xe tải P.106b: Cấm xe tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn giá trị ghi trong biển báo đi vào.

Biển báo Cấm xe tải P.106c: Cấm xe tải chở hàng nguy hiểm đi vào.

Biển báo Cấm xe tải

Biển báo Cấm xe khách và xe tải P.107

Biển báo Cấm xe khách và xe tải: Cấm các loại xe ô tô chở khách, xe tải, xe máy kéo, xe máy thi công chuyên dụng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Cấm xe khách P.107a: Cấm các loại ô tô chở khách đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định). Không cấm xe buýt. Trong trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi sẽ có biển phụ bên dưới.

Biển báo Cấm xe taxi P.107b: Cấm xe taxi đi vào. Trong trường hợp cấm xe taxi theo giờ sẽ có biển phụ bên dưới.

Biển báo Cấm xe khách và xe tải

Biển báo Cấm xe rơ-mooc P.108

Biển báo Cấm xe rơ-mooc: Cấm các loại xe cơ giới kéo rơ-mooc, kể cả xe khách – máy kéo – xe máy kéo theo rơ-mooc đi vào, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-mooc và xe ưu tiên theo quy định.

Biển báo Cấm xe sơ-mi-rơ-mooc P.108a: Cấm các loại xe sơ-mi-rơ-mooc, xe kéo rơ-mooc đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Cấm xe rơ-mooc

Biển báo Cấm máy kéo P.109

Biển báo Cấm máy kéo: Cấm các loại máy kéo, máy kéo bánh xích/bánh hơi đi vào.

Biển báo Cấm máy kéo

Biển báo Cấm xe đạp P.110

Biển báo Cấm xe đạp: Cấm xe đạp đi vào. Không áp dụng cấm người dẫn xe đạp.

Biển báo Cấm xe đạp P.110B: Cấm xe đạp thô. Không áp dụng cấm người dẫn xe đạp thô.

Biển báo Cấm xe đạp

Biển báo Cấm xe máy P.111

Biển báo Cấm xe máy: Cấm các loại xe máy, xe gắn máy đi vào. Không áp dụng cấm người đi xe đạp.

Biển báo Cấm xe 3 bánh có động cơ P.111b: Cấm xe 3 bánh có gắn động cơ như xe xích lô, xe lam, xe lôi máy…

Biển báo Cấm xe 3 bánh không động cơ P.111b: Cấm xe 3 bánh không gắn động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp…

Biển báo Cấm xe máy

Biển báo Cấm người đi bộ P.112

Biển báo Cấm người đi bộ: Cấm người đi bộ đi vào.

Biển báo Cấm người đi bộ

Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy P.113

Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy: Cấm xe thô sơ, xe do người đẩy/kéo đi vào. Không áp dụng cấm xe nôi trẻ em, phương tiện chuyên dùng của người khuyết tật.

Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy

Biển báo Cấm xe súc vật kéo P.114

Biển báo Cấm xe súc vật kéo: Cấm xe sử dụng súc vật kéo hay chở trên lưng đi vào.

Biển báo Cấm xe súc vật kéo

Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe P.115

Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có tải trọng toàn bộ xe vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe

Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe P.116

Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có tải trọng toàn bộ xe phân bổ trên một trục xe vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.\

Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe

Biển báo Hạn chế chiều cao xe P.117

Biển báo Hạn chế chiều cao xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo Hạn chế chiều cao xe

Biển báo Hạn chế chiều ngang xe P.118

Biển báo Hạn chế chiều ngang xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có chiều ngang vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo Hạn chế chiều ngang xe

Biển báo Hạn chế chiều dài xe P.119

Biển báo Hạn chế chiều dài xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.

Biển báo Hạn chế chiều dài xe

Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc P.120

Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc: Cấm các loại xe cơ giới kéo mooc, xe sơ-mi-rơ-mooc có chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển (kể cả xe ưu tiên) đi vào.

Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc

Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe P.121

Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe: Các xe ô tô phải di chuyển cách nhau một khoảng tối thiểu ghi trên biển.

Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe

 

Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải P.123

Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải: Cấm xe các loại xe cơ giới/thô sơ rẽ trái hoặc phải (trừ xe ưu tiên theo quy định). Không áp dụng cấm quay đầu xe.

Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải

Biển báo Cấm quay đầu xe P.124

Biển báo Cấm quay đầu xe: Cấm các loại xe quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển.

Biển báo Cấm xe ô tô quay đầu P.124b: Cấm xe ô tô quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển.

Biển báo Cấm rẽ và quay đầu xe P.124c/d: Cấm các loại xe rẽ trái/phải và quay đầu trái/phải theo chiều mũi tên trên biển.

Biển báo Cấm xe ô tô rẽ và quay đầu xe P.124e/f: Cấm xe ô tô rẽ trái/phải và quay đầu trái/phải theo chiều mũi tên trên biển.

Biển báo Cấm quay đầu xe

Biển báo Cấm vượt P.125

Biển báo Cấm vượt: Cấm các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe ưu tiên theo quy định), nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

Biển báo Cấm vượt

Biển báo Cấm xe tải vượt P.126

Biển báo Cấm xe tải vượt: Cấm các loại xe tải vượt xe cơ giới khác, được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy. Không áp dụng các loại xe cơ giới khác vượt xe nhau và vượt xe tải.

Biển báo Cấm xe tải vượt

Biển báo Tốc độ tối đa cho phép P.126

Biển báo Tốc độ tối đa cho phép: Các xe cơ giới chạy không vượt quá tốc độ ghi trên biển (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Tốc độ tối đa cho phép

Biển báo Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm P.127

Biển báo Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm: Các xe cơ giới chạy không vượt quá tốc độ ghi trên biển (trừ xe ưu tiên theo quy định) chỉ áp dụng vào ban đêm.

Biển báo Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm

Biển báo Cấm sử dụng còi P.128

Biển báo Cấm sử dụng còi: Cấm các loại xe sử dụng còi.

Biển báo Cấm sử dụng còi

Biển báo Kiểm tra P.129

Biển báo Kiểm tra: Báo nơi đặt trạm kiểm tra, các loại xe vận tải đi qua phải dừng lại để kiểm tra theo quy định.

Biển báo Kiểm tra

Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe P.130

Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe: Cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ xe phía đường có đặt biển (trừ xe ưu tiên theo quy định).

Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe

Biển báo Cấm đỗ xe P.131

Biển báo Cấm đỗ xe: Cấm các loại xe cơ giới đỗ xe phía đường có đặt biển (trừ xe ưu tiên). Biển P.131b áp dụng với ngày lẻ, biển P.131c áp dụng với ngày chẵn.

Biển báo Cấm đỗ xe

Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp P.132

Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp: Các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên theo quy định) phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang di chuyển chiều ngược lại.

Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp

Biển báo Hết cấm vượt P.133

Biển báo Hết cấm vượt: Biển thông báo hết đoạn đường cấm vượt.

Biển báo Hết cấm vượt

Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa P.134

Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa: Biển thông báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa.

Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa

Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm P.135

Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm: Biển thông báo hết đoạn đường áp dụng tất cả các lệnh cấm.

Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm

Biển báo Cấm đi thẳng P.136

Biển báo Cấm đi thẳng: Cầm các loại xe cơ giới/thô sơ đi thẳng vào đoạn đường phía trước.

Biển báo Cấm đi thẳng

Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải P.137

Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải: Cầm các loại xe cơ giới rẽ trái, rẽ phải. Biển đặt ở những vị trí ngay trước nút giao đường. Trong trường hợp có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.

Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải

Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái P.138

Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái: Cầm các loại xe cơ giới đi thẳng, rẽ trái. Biển đặt ở những vị trí ngay trước nút giao đường. Trong trường hợp có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.

Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái

Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải P.139

Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải: Cầm các loại xe cơ giới đi thẳng, rẽ phải. Biển đặt ở những vị trí ngay trước nút giao đường. Trong trường hợp có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.

Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải

Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự P.140

Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự: Cấm các loại xe công nông, xe tương tự công nông đi vào.

Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm có vai trò cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chú ý cẩn thận phòng tránh. Điều đầu tiên người lái xe nên làm khi gặp các biển cảnh báo nguy hiểm này là giảm tốc độ, sau đó xem nội dung biển báo và đưa ra cách xử lý phù hợp ở đoạn đường phía trước.

Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm: Biển nguy hiểm hình tam giác, nền vàng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen.

Biển cảnh báo nguy hiểm có tất cả 46 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 201 đến 246 trong hệ thống biển báo giao thông.

Biển báo nguy hiểm

Biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh có vai trò thông báo các hiệu lệnh người tham gia giao thông cần chấp hành.

Đặc điểm các biển hiệu lệnh: Biển hiệu lệnh hình tròn, màu xanh biển (không viền), hình vẽ bên trong màu trắng.

Biển hiệu lệnh có tất cả 9 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 301 đến 309 trong hệ thống biển báo giao thông.

Nhóm biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ

Biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn những nội dung cần thiết, hỗ trợ người tham gia giao thông di chuyển thuận lợi hơn trên đường.

Đặc điểm hình ảnh biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh (không viền), bên trong có hình vẽ màu trắng (với biển chỉ dẫn đường đi) hoặc màu đen nền trắng (với biển thông báo các địa điểm như trạm xăng, trạm sửa chữa..).

Biển chỉ dẫn có tất cả 48 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 401 đến 448 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

Nhóm biển báo chỉ dẫn giao thông đường bộ

Biển báo phụ

Biển báo phụ có vai trò biểu thị các nội dung bổ sung nhằm làm rõ biển báo chính như biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn… Biển báo phụ thường đặt dưới biển báo chính.

Đặc điểm biển báo phụ: Biển báo phụ hình chữ nhật đứng hoặc ngang, nền trắng, viền đen, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có một số biển phụ hình màu đỏ.

Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 501 đến 510 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

Nhóm biển báo phụ giao thông đường bộ

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có 2 dạng: vạch kẻ nằm đứng và nằm ngang.

Vạch kẻ đường có tất cả 23 loại, được đánh số thứ tự từ 1.1 đến 1.23.

Nhóm vạch kẻ đường giao thông đường bộ

Một số loại vạch kẻ đường thường gặp:

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, đứt nét

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét đứt. Trong trường hợp cần thiết, xe được phép lấn làn, đè lên vạch.

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, đứt nét

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét liền

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét liền

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, nét liền

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường 4 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, nét liền

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường từ 2 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch liền không được lấn làn, không được đè lên vạch. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch đứt được phép lấn làn, đè lên vạch khi cần thiết.

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt

Biển báo trên đường cao tốc

Trên các đường cao tốc thường sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng.

Nhóm biển báo trên đường cao tốc

Biển báo theo hiệp định GMS

Hiệp định GMS-CBTA được ký kết nhằm tạo ra một hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Nhóm biển báo theo hiệp định GMS được xây dựng theo hiệp định này, thường sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.

Nhóm biển báo theo hiệp định GMS

3. Kinh Nghiệm Lái Xe An Toàn Với Biển Báo Giao Thông

Để áp dụng hiệu quả biển báo giao thông đường bộ Việt Nam, bạn cần nắm vững các kinh nghiệm sau:

3.1. Quan Sát Và Nhận Biết Biển Báo

  • Trước khi đi: Xem lộ trình trên GPS của thuê xe tự lái BonbonCar 2025 để biết các loại đường và biển báo phổ biến.
  • Trên đường: Quan sát biển báo từ xa, đặc biệt ở ngã ba, ngã tư, hoặc khu vực chuyển từ đường trường sang khu dân cư.
  • Ban đêm: Sử dụng đèn pha hợp lý, chú ý tiêu phản quang trên biển.

3.2. Tuân Thủ Thứ Tự Hiệu Lệnh

Theo QCVN 41:2019/BGTVT, thứ tự ưu tiên là:

  1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  2. Đèn tín hiệu giao thông.
  3. Biển báo giao thông.
  4. Vạch kẻ đường.

Biển báo tạm thời (như công trường) có hiệu lực cao hơn biển cố định.

3.3. Điều Chỉnh Tốc Độ Và Hành Vi

  • Biển cấm tốc độ (P.127): Không vượt quá giới hạn ghi trên biển.
  • Biển nguy hiểm: Giảm tốc, nhường đường nếu cần.
  • Biển hiệu lệnh: Thực hiện đúng hướng đi, không đi sai làn.

3.4. Chuẩn Bị Xe Và Tài Xế

  • Kiểm tra xe: Đảm bảo xe thuê xe tự lái BonbonCar 2025 có đủ xăng, phanh tốt, đèn hoạt động.
  • Sức khỏe tài xế: Không lái xe khi mệt mỏi hoặc thiếu tỉnh táo.
  • Phụ kiện an toàn: Mang mũ bảo hiểm (xe máy), áo phản quang, và bộ sơ cứu.

4. Câu Hỏi Thường Gặp Về Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

4.1. Có bao nhiêu nhóm biển báo giao thông đường bộ Việt Nam?

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam gồm 6 nhóm chính (cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, phụ, vạch kẻ đường) và 2 nhóm bổ sung (cao tốc, GMS).

4.2. Làm thế nào để nhận biết biển báo cấm?

Biển báo cấm có hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen (trừ một số biển nền đỏ, hình trắng).

4.3. Vi phạm biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt từ 100,000-12,000,000 VNĐ, tùy lỗi, có thể kèm tước giấy phép lái xe (Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

4.4. Biển báo nào quan trọng nhất trên đường cao tốc?

Biển I.450 (Bắt đầu đường cao tốc) và P.127 (Tốc độ tối đa) là quan trọng nhất, giúp tài xế điều chỉnh tốc độ phù hợp.

4.5. Làm gì nếu không hiểu biển báo?

Dừng xe an toàn, tra cứu thông tin qua ứng dụng hoặc hỏi người dân địa phương. Xe thuê xe tự lái BonbonCar 2025 thường có GPS hỗ trợ nhận diện biển báo.

Kết Luận

Thuê xe tự lái BonbonCar 2025 là người bạn đồng hành lý tưởng để bạn khám phá mọi cung đường Việt Nam, đặc biệt khi đã nắm vững biển báo giao thông đường bộ Việt Nam. Với tổng hợp biển báo giao thông đường bộ Việt Nam kèm ý nghĩa từng loại biển báo cập nhật mới nhất 2025, từ biển cấm, nguy hiểm, đến vạch kẻ đường và biển cao tốc, hy vọng bạn sẽ tự tin lái xe an toàn và đúng luật. Hãy luôn quan sát biển báo, tuân thủ quy định, và tận hưởng hành trình thoải mái với thuê xe tự lái BonbonCar 2025! Chúc bạn thượng lộ bình an và có những chuyến đi đáng nhớ!

Tìm xe - Thuê xe tự lái, thoải mái bon bon
Tìm xe - Nền tảng thuê xe tự lái 24/7, trải nghiệm công nghệ chỉ từ 400K với gói thuê theo 4h, 8h, 12h, 24h. Thủ tục đơn giản, xe chất lượng.
By Huỳnh Mỹ Hiền profile image Huỳnh Mỹ Hiền
Updated on
Cẩm nang Thuê xe Tự lái Đi cùng Bonbon