Tất Tần Tật Về 7 Loại Đèn Cơ Bản Trên Ô Tô Mà Tài Xế Cần Biết
By Huỳnh Mỹ Hiền profile image Huỳnh Mỹ Hiền
10 min read

Tất Tần Tật Về 7 Loại Đèn Cơ Bản Trên Ô Tô Mà Tài Xế Cần Biết

Khi nói đến việc lái xe an toàn, hệ thống đèn trên ô tô đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Hiểu rõ về chức năng của từng loại đèn không chỉ giúp bạn làm chủ hành trình mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Dù bạn đang sở hữu xe cá nhân hay sử dụng dịch vụ thuê xe tự lái từ BonBonCar, việc nắm vững thông tin về 7 loại đèn cơ bản trên ô tô là điều không thể thiếu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hệ thống đèn xe trên ô tô
Hệ thống đèn xe trên ô tô
Tìm xe - Thuê xe tự lái, thoải mái bon bon
Tìm xe - Nền tảng thuê xe tự lái 24/7, trải nghiệm công nghệ chỉ từ 400K với gói thuê theo 4h, 8h, 12h, 24h. Thủ tục đơn giản, xe chất lượng.

Những hệ thống đèn trên ô tô, lái xe nên nắm rõ

Khi nào sử dụng đèn gầm ô tô? khi nào được bật đèn pha ô tô? Các loại đèn trên xe ô tô là gì? - Đây là những câu hỏi mà nhiều người khi mới học lái xe thắc mắc và cần được giải đáp, để biết được cách sử dụng của mỗi chiếc đèn, cần phải hiểu công dụng chính của từng chiếc đèn đó.

1. Đèn pha xe ô tô

Đây là nhóm đèn có nhiệm vụ chiếu sáng giúp người điều khiển xe có thể quan sát tốt hơn vào buổi tối. Vị trí nằm tại 2 bên phía trước mũi xe, mỗi bên sẽ có ít nhất 1 đèn hoặc nhiều hơn tùy nhà sản xuất.

- Chiếu xa ( đèn pha): đây là chế độ chiếu xa của đèn, giúp cho người lái quan sát được xa hơn khi đi trên đường cao tốc, đường một chiều không có xe đi ngược lại. Lý do đèn pha sử dụng khi không có xe đi ngược chiều là vì đèn pha có ánh sáng rất mạnh, rộng và xa. Có thể làm chói mắt người lái xe đi ngược chiều dẫn tới tai nạn, vì vậy tài xế phải hết sức chú ý khi sử dụng đèn pha.

+ Việc sử dụng đèn pha không đúng nơi quy định hay để xảy ra tai nạn sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

- Chiếu gần ( đèn cos): là đèn chiếu gần dùng để chiếu sáng cho xe vào buổi tối trong khoảng cách gần ánh sáng trải đều trên mặt đường. Đèn cos không gây ảnh hưởng tới mắt của người đi ngược chiều nên có thể sử dụng trong nhiều khu vực khác nhau, kể cả khu dân cư.

Tất Tần Tật Về 7 Loại Đèn Cơ Bản Trên Ô Tô Mà Tài Xế Cần Biết

2. Đèn sương mù

Đèn sương mù xe ô tô có tên gọi khác là đèn gầm. Loại đèn đèn này thuộc nhóm đèn chiếu sáng cho xe nhưng chỉ dùng khi có sương mù hay mưa phùn.

Đèn sương mù, đèn gầm trên ô tô

Vị trí lắp đặt của đèn gầm là tại vị trí cản trước, nằm cùng với 2 đèn chiếu sáng chính của xe. Đèn sương mù được tách biệt hệ thống điều khiển với đèn chính. Để có thể sử dụng một mình nó khi cần thiết hoặc không sử dụng.

Sử dụng đèn sương mù trong thời tiết xấu

Tại sao không dùng đèn chính để phá sương? - Đèn sương mù không sử dụng các tông màu lạnh như đèn chính, mà chỉ dùng màu vàng có cường độ sáng cao. Bởi vì trong điều kiện sương mù hay mưa phùn, màu lạnh sẽ làm tăng độ lóa dẫn tới cản trở người lái xe. Còn màu vàng của đèn sương mù sẽ không bị lóa, chiếu sáng mặt đường và vạch kẻ đường rõ ràng hơn.

Nhiệt màu của đèn

3. Đèn hậu xe hơi

Đèn hậu xe hơi là bộ phận không thể thiếu khi tham gia giao thông. Hỗ trợ người lái xe quan sát khi thiếu sáng phía sau, hay khi lùi xe trong đêm. Nằm cạnh đèn hậu và một số đèn khác có những chức năng khác nhau.

Vị trí đèn hậu xe hơi thường đặt hai bên rìa của đuôi xe, với 2 màu đỏ, cam và trắng lắp đối xứng nhau. Tùy theo đèn bên cạnh đèn hậu là gì, nhà sản xuất sẽ có những thiết kế khác nhau để tránh gây nhầm lẫn. Khi đèn hậu gắn cùng đèn sương mù, nhà sản xuất sẽ thiết kế màu đỏ, còn gắn với đèn lùi sẽ có màu trắng. Đèn được sản xuất với chất liệu nhựa cao cấp, độ bền cao và chống va đập khi có sự cố.

Đèn hậu xe ô tô

Chức năng chính của đèn hậu là giúp xe đi đằng sau nhận biết vị trí của xe phía trước dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù hay mưa. Do vị trí đèn nằm đối xứng 2 bên đuôi xe nên xe đằng sau có thể ước tính được kích thước của xe trước. Ngoài ra đèn hậu còn giúp các xe xung quanh căn được khoảng cách an toàn khi đi gần hay vượt trên đường.

Chức năng của đèn hậu xe ô tô

Đèn hậu được nối chung công tắc điều khiển với đèn pha, vì vậy khi bạn bật đèn pha phía trước thì đèn hậu phía sau cũng được bật.

Tương tự nếu đèn pha của bạn tắt mở tự động, thì đèn hậu cũng sẽ được tắt mở tự động theo.

>>> Lưu ý: khi đi chuyển buổi tối mà đèn hậu không hoạt động. Bạn có thể bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

4. Đèn xi nhan

Đèn xi nhan thuộc nhóm đèn tín hiệu của xe ô tô. Được lắp đối xứng 2 bên mũi xe và đuôi xe thuận lợi cho những người tham gia giao thông khác có thể thấy.

Đèn xi nhan được sử dụng khi người lái xe muốn rẽ trái hoặc phải hay chuyển làn, mỗi lần sẽ chỉ có một bên đèn sáng và nhấp nháy.

Cách sử dụng đèn xi nhan đúng đó là bật đèn trước vị trí muốn rẽ 20 -25m để báo hiệu cho các xe xung quanh trước. Sau khi rẽ xong từ 5 đến 10m mới tắt đèn xi nhan.

5. Đèn phanh

Đèn phanh ô tô có chức năng báo hiệu cho các xe đằng sau biết xe đi trước đang giảm tốc độ hoặc dừng lại. Từ đó xe sau có thể chủ động điều chỉnh vận tốc phù hợp với tình huống tránh va chạm. 

Đèn phanh trên xe ô tô

Đàn phanh thường có màu đỏ sáng hơn so với đèn hậu khi hoạt động, nằm cùng hoặc cạnh đèn hậu 2 bên mép lưng xe. Khi tài xế nhấn chân phanh, đèn sẽ phát sáng.

Một số loại xe cao cấp đèn hậu có thể tích hợp với đèn phanh luôn. Khi xe tăng tốc hay chạy đều đèn hậu sẽ sáng nhẹ, khi nhấn phanh đèn hậu sẽ sáng đậm hơn nhiều. 

Các bác tài hãy lưu ý điểm này để dễ dàng nhận biết đèn phanh cả xe đối diện.

6. Đèn khẩn cấp

Đèn khẩn cấp là một chức năng đặc biệt của đèn xi nhan. Khi bấm nút khẩn cấp, cả 2 bên trái phải, trước sau đèn xi nhan cùng nhấp nháy liên tục thay vì 1 bên như bình thường.

Nút khẩn cấp trên xe ô tô

Nút khẩn cấp trên xe ô tô

Đèn khẩn cấp được sử dụng khi gặp một số sự cố nhất định, các bác tài cần phải nắm rõ những trường hợp được sử dụng đèn khẩn cấp tránh bị phạt tiền oan.

- Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường: để các xe khác né tránh hoặc giúp đỡ;

- Khi đi qua khu vực đông đúc: khu vực giao thông hỗn tạp, xe có nhiều điểm mù nên cần bật đèn để người xung quanh tránh;

- Khi di chuyển trong điều kiện xấu: trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế nên bật đèn khẩn cấp để báo hiệu cho người xung quanh đang có xe tới.

Đèn khẩn cấp trên xe ô tô

7. Hệ thống đèn trong cabin

Hệ thống đèn trong cabin chủ yếu dùng để chiếu sáng nội thất xe, đèn trang trí tạo điểm nhấn cho xe.

Đèn chiếu sáng nội thất trong xe ô tô
Đèn chiếu sáng nội thất trong xe ô tô
Đèn trần ánh sao trên xe ô tô
Đèn trần ánh sao trên xe ô tô

Tại Sao Hiểu Về Các Loại Đèn Trên Ô Tô Lại Quan Trọng?

Hiểu rõ chức năng và cách sử dụng đúng của từng loại đèn trên ô tô sẽ giúp bạn:

  • Lái xe an toàn hơn: Đảm bảo tầm nhìn tốt và giao tiếp hiệu quả với các phương tiện khác.
  • Tuân thủ luật giao thông: Tránh các vi phạm liên quan đến tín hiệu đèn.
  • Tăng tuổi thọ đèn: Bảo trì đúng cách giúp hệ thống đèn hoạt động hiệu quả trong thời gian dài.

Lời Kết

Hệ thống đèn trên ô tô là một phần không thể thiếu, đảm bảo sự an toàn và tiện lợi trong mọi chuyến hành trình. Việc hiểu rõ và sử dụng đúng từng loại đèn không chỉ giúp bạn lái xe an toàn hơn mà còn góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng dịch vụ thuê xe tự lái từ BonBonCar, việc nắm vững kiến thức về các loại đèn trên xe sẽ giúp bạn tận hưởng hành trình một cách trọn vẹn và an toàn. Hãy trang bị kiến thức và cùng BonBonCar khám phá mọi cung đường!

Tìm xe - Thuê xe tự lái, thoải mái bon bon
Tìm xe - Nền tảng thuê xe tự lái 24/7, trải nghiệm công nghệ chỉ từ 400K với gói thuê theo 4h, 8h, 12h, 24h. Thủ tục đơn giản, xe chất lượng.

By Huỳnh Mỹ Hiền profile image Huỳnh Mỹ Hiền
Updated on
Cẩm nang Thuê xe Tự lái